Consultation

Bí quyết và công nghệ tái phẫu thuật chỉnh hình mũi ngắn

tai-phau-thuat-chinh-hinh-mui-ngan

Mũi ngắn ở đây có nghĩa là chiếc mũi ngắn cả về thân mũi lẫn cánh mũi làm lộ rõ phần lỗ mũi. Để chỉnh hình mũi ngắn trong trường hợp này không chỉ kéo dài riêng phần thân mũi mà phải kéo dài cả phần cánh mũi! Chỉnh hình mũi ngắn là một công nghệ nâng mũi cao cấp nhất trong phẫu thuật thẩm mỹ mũi Châu Á.

1- Giới thiệu về mũi ngắn

Chiếc mũi bị ngắn lại có thể là do bị viêm nhiễm sau phẫu thuật, do trãi qua nhiều lần phẫu thuật mà bị co rút ngắn lại, nhưng cũng có khi do cơ thể người đó sinh ra đã mang cơ địa như thế.

Trong nội dung này, Bác sĩ Man Koon Suh sẽ chia sẽ với chúng ta những bí quyết và công nghệ tái phẫu thuật chỉnh hình mũi ngắn.

2- công nghệ tái phẫu thuật chỉnh hình mũi ngắn

Kỹ thuật cơ bản của phương pháp chỉnh hình mũi ngắn là bố trí lại vị trí và cố định sụn bên dưới mũi (LLCs) cũng giống như phương pháp chỉnh hình mũi hếch. Phương pháp kéo dài đầu mũi được chia ra thành hai phương pháp chính đó là kéo dài bằng sụn vách ngăn và kéo dài bằng sụn lỗ tai.

Phương pháp kéo dài đầu bằng sụn vách ngăn là phương pháp được sử nhiều nhất.

tai-phau-thuat-chinh-hinh-mui-ngan
Phương pháp kéo dài đầu mũi bằng sụn vách ngăn

Phương pháp kéo dài đầu mũi còn lại chính là sử dụng sụn lỗ tai để đẩy phần sụn đầu mũi về phía trước. Điểm mạnh của phương pháp này là tạo nên phần đầu mũi tự nhiên, mềm mại và có thể lay lắc được.

tai-phau-thuat-chinh-hinh-mui-ngan
Phương pháp kéo dài đầu mũi bằng sụn vách ngăn

Bí quyết và công nghệ có thể tái chỉnh hình được mũi ngắn

Mũi phải tái phẫu thuật chỉnh hình mũi ngắn do bị co thắt là một trong nhưng trường hợp khó nhất đối với một người bác sĩ bởi mô sẹo xung quanh phần sụn đầu mũi và xung quanh mô mềm quanh da đầu mũi.

Để chỉnh hình triệt để thì phải bóc tách vùng mô mềm rộng hơn piriform aperture, và phải sử dụng phương pháp Dual-plane để giải phóng phần mô bị co thắt.

tai-phau-thuat-chinh-hinh-mui-ngan
Phương pháp bóc tách phần mô mềm theo Dual-plane

Để tránh tình trạng đầu mũi cứng do sử dụng sụn vách ngăn chúng ta có thể sử dụng sụn lỗ tai để làm cho phần đầu mũi mềm mại.

Trong trường hợp da đầu mũi quá mỏng hoặc bị co thắt quá nặng thì chúng ta có thể sử dụng mô mỡ tự thân hoặc mô mỡ hiến để làm dày phần da đầu mũi.

Trong trường hợp sụn vách ngăn bị sụp chúng ta sẽ dùng phương pháp L-strut để tái cấu trúc lại trụ mũi.

tai-phau-thuat-chinh-hinh-mui-ngan
Dụng trụ mũi L-strut bằng sụn sườn